Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2020


1.Đường đặc tính tốc độ động cơ là gì?

Đường đặc tính tốc độ của động cơ là các đồ thị biểu thị sự phụ thuộc của công

suất có ích Ne, mô men xoắn có ích Me, tiêu hao nhiên liệu trong 1 giờ và suất tiêu

hao nhiên liệu ge theo số vòng quay n hoặc theo tốc độ góc w của trục khuỷu.



2.   Đường đặc tính tốc độ ngoài động cơ (gọi tắt là đặc tính ngoài) là gì?

Đường đặc tính ngoài của động cơ (có khi còn gọi là đặc tính tốc độ ngoài) là các đường cong công suất (Ne), mô men (Me), suất tiêu hao nhiên liệu (ge) diễn biến theo tốc độ quay n (vg/ph) của động cơ ở chế độ toàn tải (mở 100% bướm ga ở động cơ xăng hoặc phun nhiên liệu cực đại ở động cơ diesel).



3.   Tại sao phải tìm hiểu đường đặc tính ngoài của động cơ khi học môn Lý thuyết ô tô?

Đây là đường đặc tính quan trọng nhất của một động cơ dùng để đánh giá các chỉ tiêu công suất (Nemax) và tiết kiệm nhiên liệu (gemin) của động cơ. Nhờ có đường đặc tính này người ta cũng đánh giá được sức kéo của động cơ qua đặc tính mô men (Me), vùng làm việc ổn định của động cơ và hệ số thích ứng K của nó.


4.      Cách xây dựng đặc tính ngoài động cơ? Làm sao có được đặc tính ngoài của 1 động cơ đốt trong cụ thể?
Muốn xây dựng nó ta phải tiến hành tính toán nhiệt ở ít nhất 3 chế độ (3 tốc độ khác nhau) để xác định các thông số của động cơ.
+ nmin – Tốc độ tối thiểu mà động cơ làm việc ổn định khi phụ tải đạt 100% (nmin = (0,15 0,20)ne - đối với động cơ xăng và nmin = (0,50 0,60)nhe đối với động cơ diesel).
 + nM – Tốc độ khi đạt mô men lớn nhất Memax.
+ ne – Tốc độ khi đạt Nemax hoặc Nhc hoặc tốc độ khi đạt Nehc ở động cơ có bộ hạn chế tốc độ.
 Sau đó sử dụng công thức thực nghiệm của Lay-đec-man để tính Ne, Me, ge.

5.      Hệ số thích ứng của động cơ theo momen? Ý nghĩa của nó?
 K Dùng để đánh giá khả năng vượt chướng ngại và khả năng tăng tốc của động cơ. K càng lớn thì khả năng này càng tốt. Ở động cơ xăng (cacbuaratơ) có đường cong Me dốc hơn ở động cơ diesel nên K lớn hơn. K thấp dưới mức cho phép thì khi gặp chướng ngại nếu không về số thấp để tăng mômen bánh xe thì ôtô sẽ không vượt được.
 Ở động cơ xăng: K = 1,1 - 1,35
 Ở động cơ diesel có phun đậm đặc : K = 1,1 - 1,25
 Ở động cơ diesel có phun đậm đặc : K = 1,1 ÷ 1,15

1.      6. Như thế nào là một động cơ dùng trên ô tô lý tưởng? Đặc tính lý tưởng của động cơ trên ô tô? So với đặc tính động cơ đốt trong thì nó khác xa, nhưng hiện nay ô tô vẫn sử dụng ĐCĐT; tại sao ? Lý do ô tô phải có hộp số, …?


      7.  Các hệ số thực nghiêm trong công thức Lây Đéc Man được chọn như thế nào?
     


      
8.  Vẽ , giải thích các vùng làm việc đường đặc tính ngoài của động cơ xăng dùng trên xe du lịch?


 Số vòng quay nmin của trục khuỷu là số vòng quay nhỏ nhất mà động cơ có thể
    làm việc ổn định ở chế độ toàn tải. Khi tăng số vòng quay thì công suất và mô men
    tăng lên. Mô men xoắn đạt giá trị cực đại Mmax ở số vòng quay nM và công suất đạt
    giá trị cực đại Nmax tại số vòng quay nN. Động cơ làm việc chủ yếu ở trong vùng nM –
    nN.
          Khi tăng số vòng quay của trục khuỷu lớn hơn giá trị nN thì công suất sẽ giảm,
   chủ yếu là do sự nạp hỗn hợp khí kém và do tăng số vòng quay sẽ làm tăng tải
   trọng động gây hao mòn nhanh các chi tiết.
        
   
  9.      Vẽ , giải thích các vùng làm việc đường đặc tính ngoài của động cơ xăng dùng trên xe tải, khách?
    
         Số vòng quay nmin của trục khuỷu là số vòng quay nhỏ nhất mà động cơ có thể                     làm việc ổn định ở chế độ toàn tải. Khi tăng số vòng quay thì công suất và mô men
    tăng lên. Mô men xoắn đạt giá trị cực đại Mmax ở số vòng quay nM và công suất đạt
    giá trị cực đại Nmax tại số vòng quay nN. Động cơ làm việc chủ yếu ở trong vùng nM –
    nN.
          Khi tăng số vòng quay của trục khuỷu lớn hơn giá trị nN thì công suất sẽ giảm,
   chủ yếu là do sự nạp hỗn hợp khí kém và do tăng số vòng quay sẽ làm tăng tải
   trọng động gây hao mòn nhanh các chi tiết.  
          Đường đặc tính ngoài của động cơ xăng có bộ phận hạn chế tốc                                                độ của động cơ. Bộ phận này có tác dụng làm giảm lượng nhiên liệu cung cấp cho
   động cơ do đó công suất và mô men của động cơ giảm, số vòng quay của trục
   khuỷu sẽ ít hơn giá trị nN.
      
  10.      Vẽ , giải thích các vùng làm việc đường đặc tính ngoài của động cơ diesel dùng trên xe ô tô?
   
    Đối với động cơ diesel thì thường trang bị bộ điều tốc để cho động cơ làm việc

ở  vùng có suất tiêu hao nhiên liệu ít nhất. Ở hành trình không tải, động cơ có số
    vòng quay chạy không nck, khi xuất hiện tải thì bộ điều tốc sẽ tăng lượng nhiên liệu
    cung cấp vào trong xi lanh của động cơ, nhờ vậy công suất và mô men của động cơ
    tăng lên, đồng thời số vòng quay của trục khuỷu giảm đi. Thanh răng của bơm cap       
    áp sẽ dịch chuyển đến vị trí tính toán nhất định tương ứng với điểm tiêu hao nhiên
    liệu ít nhất.
   
   16.Công thức bánh xe? 

   Công thức bánh xe được ký hiệu tổng quát là axb
Trong đó: a là số lượng bánh xe
                b là số lượng bánh xe chủ động
Thí dụ cho các trường hợp :
Ø 4×2 : Xe có một cầu chủ động (có 4 bánh trong đó có 2 bánh chủ động).
Ø 4×4 : Xe có hai cầu chủ động (có 4 bánh, cả 4 bánh đều chủ động).
Ø 6×4 : Xe có hai cầu chủ động, một cầu bị động (có 6 bánh xe trong đó có 4 bánh chủ động).
Ø 6×6 : Xe có ba cầu chủ động (có 6 bánh xe và cả 6 bánh đều chủ động).
    
 17. Các dạng bố trí hệ thống truyền lực trên ô tô? Tìm ví dụ trên các loại xe cụ thể
         Hệ thống truyền động chủ yếu sử dụng là:
-     - FF (Động cơ đặt trước – Bánh trước chủ động).

- FR (Động cơ đặt trước – Bánh sau chủ động).
Ngoài xe FF và FR còn có các loại xe 4WD (4 bánh chủ động), RR (động cơ đặt sau – cầu sau chủ động) hiện nay ít được sử dụng, và xe hybrid đang bắt đầu được phát triển.

  1. FF (Động cơ đặt trước – Bánh trước chủ động):
Trên xe với động cơ đặt trước cầu trước chủ động. Động cơ, ly hợp, hộp số, cầu chủ động tạo nên một khối lượng đơn. Mô men động cơ không truyền xa đến bánh sau, mà đưa trực tiếp đến các bánh trước.
Bánh trước dẫn động rất có lợi khi xe quay vòng và đường trơn. Sự ổn định hướng tuyệt với này tạo được cảm giác lái xe khi quay vòng. Do không có trục các đăng nên gầm xe thấp hơn giúp hạ được trọng tâm của xe, làm cho xe ổn định khi di chuyển.

                                                                   
 Xe FF với hộp số thường
Ví dụ: ferrari ff

2. FR (Động cơ đặt trước – Bánh sau chủ động)



Kiểu bố trí động cơ đặt trước – bánh sau chủ động làm cho động cơ được làm mát dễ dàng. Tuy nhiên, ở bên trong thân xe không được tiện nghi ở trung tâm do trục các đăng đi qua nó. Điều này là không tiện nghi nếu gầm xe ở mức quá thấp.

Kiểu động cơ đặt ngoài buồng lái sẽ tạo điều kiện cho công việc sửa chữa, bảo dưỡng được thuận tiện hơn, nhiệt sinh ra và sự rung động ít ảnh hưởng đến người lái và hành khách. Nhưng hệ số sử dụng chiều dài xe sẽ giảm xuống, nghĩa là thể tích chứa hàng hóa và hành khách giảm xuống. Đồng thời tầm nhìn của tài xế bị hạn chế, ảnh hưởng đến độ an toàn chung. Ngược lại động cơ đặt trong buồng lái khắc phục được những nhược điểm nói trên.

Ví dụ:toyota S-Fr,toyota scion Fr-s

3. Kiểu 4 bánh chủ động (4WD – 4 wheel driver)



Các kiểu xe cần hoạt động ở tất cả các loại địa hình và điều kiện chuyển động khó khăn cần được trang bị với 4 bánh chủ động và dẫn động thông qua hộp số phụ.

Các xe 4WD hiện nay được chia thành hai loại chính là 4WD thường xuyên và 4WD gián đoạn. Khác với xe 2WD, điểm đặc trưng của xe 4WD là có các bộ vi sai phía trước và phía sau. Mục đích là để triệt tiêu sự chệnh lệch của các bánh xe khi đi vào đường vòng.

Đối với loại 4WD thường xuyên, người ta bố trí thêm một bộ vi sai trung tâm ở giữa bộ vi sai trước và bộ vi sai sau để triệt tiêu sự chênh lệch tốc độ quay của các bánh xe trước và sau. Có 3 bộ vi sai khác nhau làm cho xe chạy được êm do đảm bảo việc truyền công suất đều nhau đến cả bốn bánh xe, kể cả khi quay vòng. Đây là ưu điểm chủ yếu của loại 4WD thường xuyên, nó có thể sử dụng trên đường xá bình thường, đường gồ ghề hay đường có độ ma sát thấp. Tuy nhiên, để tránh cho bộ sai trung tâm phải liên tục làm việc, các lốp trước và sau phải có đường kính giống nhau, kể cả các bánh bên trái và bên phải.

Ví dụ:Nissan Pathfinder 2005,Kia Sportage Suv 2.0

.4. Kiểu truyền động xe hybrid





Hybrid nghĩa là lai, ôtô hybrid là dòng ôtô sử dụng động cơ tổ hợp. Động cơ hybrid là sự kết hợp giữa động cơ đốt trong thông thường với một động cơ điện dùng năng lượng ắc quy. Bộ điều khiển điện tử sẽ quyết định khi nào thì dùng động cơ điện, khi nào thì dùng động cơ đốt trong, khi nào dùng vận hành đồng bộ và khi nào nạp điện vào ắc quy để sử dụng về sau. Ưu điểm lớn nhất của xe hybrid là giảm ô nhiễm môi trường, một vấn đề quan trọng hiện nay. Ngoài ra xe hybrid còn có các ưu điểm sau:

- Tận dụng năng lượng khi phanh: khi cần phanh hoặc khi xe giảm tốc năng lượng phanh được tận dụng để tạo ra dòng điện nạp cho ắc-quy.

- Giảm lượng tiêu thụ nhiên liệu (động cơ hybrid tiêu thụ lượng nhiên liệu ít hơn nhiều so với động cơ đốt trong thông thường)

- Động cơ điện được dùng trong các chế độ gia tốc hoặc tải lớn nên động cơ đốt trong chỉ cần cung cấp công suất vừa đủ nên động cơ đốt trong có kích thước nhỏ gọn.
Ví dụ: BMW I3 và I8,Honda Insight, Ferrari LaFerrari....


      18.Công suất, momen , tốc độ góc, số vòng quay được truyền và biến đổi như thế nào qua hệ thống truyền lực?
    Mối quan hệ giữa Pe, Me, ωe được biểu diễn theo công thức: 
                                                              Pe = Me.ωe 
       Với :
                 Me – Mômen xoắn của động cơ.  
                 Pe – Công suất của động cơ. 
                 ωe – Vận tốc góc của động cơ.
        Thông thường chúng ta hay sử dụng đặc tính Pe, Me(ωe) khi động cơ làm việc ở chế độ cung cấp nhiên liệu lớn nhất, thường gọi là đặc tính ngồi. Chế độ danh định là một điểm trên đặc tính ngồi, thông thường ứng với công suất cực đại, lúc đó các thông số có ký hiệu: Pemax, Me p , ωe p .


2 nhận xét:

ĐỘNG LỰC HỌC TỔNG QUÁT CỦA Ô TÔ - BÁNH XE           1.   Các thành phần của hệ thống chuyển động ô tô? Hệ thống này biến đổi gì?    ...